47 phương thức thực hành “Micro-healing” – Tự chữa lành hàng ngày

47 phương thức thực hành “Micro-healing” – Tự chữa lành hàng ngày

“Một cuốn sách chữa lành” của tác giả Brianna Wiest là một tác phẩm tập trung vào việc khám phá quá trình tự chữa lành nội tâm và phát triển bản thân. Cuốn sách mang đến những thông điệp sâu sắc và đầy cảm hứng về cách con người có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tự mình tìm thấy sự bình yên và hài lòng.

Dưới đây là những phương thức thực hành Tự chữa lành từ những điều nhỏ nhất mà cuốn sách đã chỉ ra cho người đọc.

2 nội dung cơ bản của Phép màu – cuốn sách chữa lành kỳ diệu

Một cuốn sách chỉ dẫn cách Tự chữa lành
Cuốn sách mang đến cho bạn tư duy Tự chữa lành hiệu quả

Thực hành “Micro-healing” – Tự chữa lành từ Một cuốn sách chữa lành

1. Vai trò của Tự chữa lành.

Tự chữa lành là một chủ đề trung tâm trong “Một cuốn sách chữa lành” của Brianna Wiest. Tác giả cho rằng việc tự chăm sóc bản thân, cả về thể chất lẫn tinh thần, là điều cần thiết để chúng ta có thể hồi phục từ những tổn thương, khủng hoảng và thách thức trong cuộc sống.

Việc tự chữa lành không chỉ đơn thuần là quá trình phục hồi sau những cú sốc hoặc nỗi đau, mà còn là một hành trình liên tục của việc tìm lại sự cân bằng và yên bình nội tâm.

– Một trong những ý chính mà Brianna Wiest nhấn mạnh là tự chữa lành là một quá trình cá nhân. Không có phương pháp nào là hoàn hảo hay phù hợp cho tất cả mọi người, và mỗi người cần tự tìm ra cách riêng để Tự chữa lành bản thân mình.

Điều này có thể bao gồm việc nhận thức về những thói quen xấu, cảm xúc tiêu cực, hoặc những mô thức suy nghĩ không lành mạnh đang ngăn cản sự phát triển cá nhân. Tự chữa lành không chỉ là việc đối mặt với vết thương mà còn là học cách làm thế nào để không tiếp tục tổn thương mình.

– Tác giả khuyên người đọc nên học cách tha thứ – cho chính mình và cho người khác. Tha thứ không có nghĩa là chấp nhận hành vi sai trái hay từ bỏ trách nhiệm, mà là giải phóng bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như oán hận, giận dữ, hay cảm giác bị phản bội.

Việc giữ chặt những cảm xúc tiêu cực này chỉ kéo dài đau khổ và cản trở quá trình chữa lành. Thay vào đó, Wiest khuyến khích người đọc nhìn vào quá khứ như một bài học, để từ đó trưởng thành và thay đổi.

– Trong quá trình tự chữa lành, thay đổi suy nghĩ tiêu cực là một bước quan trọng. Nhiều khi, chính những suy nghĩ hạn chế và tiêu cực về bản thân và cuộc sống đã tạo ra hoặc gia tăng những vết thương.

Brianna Wiest nhấn mạnh rằng suy nghĩ của chúng ta có sức mạnh rất lớn trong việc định hình cảm xúc và hành động. Việc tập trung vào những suy nghĩ tích cực, lạc quan và biết ơn sẽ giúp tạo ra một môi trường tinh thần lành mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành.

– Tự chăm sóc là một phần quan trọng khác của việc tự chữa lành.

Tự chăm sóc bao gồm việc chú ý đến nhu cầu của cơ thể và tâm hồn, như việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, duy trì hoạt động thể chất và thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga hay viết nhật ký.

Chăm sóc bản thân không chỉ là những hành động bề ngoài mà còn là việc dành thời gian để lắng nghe cơ thể và tâm trí, hiểu được những gì chúng ta cần để cảm thấy bình yên và hạnh phúc hơn.

– Brianna Wiest cũng nói về tình yêu thương bản thân như một yếu tố thiết yếu trong quá trình tự chữa lành. Thay vì phán xét hay chỉ trích bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ hoặc những khuyết điểm, người đọc được khuyến khích học cách yêu thương và tôn trọng chính mình.

Tình yêu bản thân không phải là sự ích kỷ, mà là việc hiểu rằng ta xứng đáng với hạnh phúc và sự bình an. Khi ta yêu thương bản thân một cách chân thành, ta sẽ dễ dàng tha thứ và chấp nhận những khó khăn hơn, mở ra con đường cho sự chữa lành.

– Một điểm mạnh trong thông điệp của Wiest là Tự chữa lành là một hành trình, không phải là điểm đến. Việc Tự chữa lành không xảy ra chỉ sau một đêm mà đòi hỏi sự kiên trì và lòng quyết tâm.

Sẽ có những ngày ta cảm thấy tiến bộ, nhưng cũng có những lúc ta cảm thấy bị kẹt trong cảm xúc tiêu cực. Điều quan trọng là không bỏ cuộc, bởi vì mỗi bước nhỏ trên hành trình này đều góp phần xây dựng một nền tảng mạnh mẽ hơn cho sự trưởng thành cá nhân và cảm giác bình an.

Quản trị cảm xúc

Yêu thương bản thân là cách thức tự chữa lành hữu hiệu

Tóm lại, quá trình tự chữa lành theo Brianna Wiest là việc chăm sóc bản thân một cách toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần, học cách tha thứ và giải phóng những cảm xúc tiêu cực, thay đổi suy nghĩ tiêu cực, và luôn yêu thương bản thân. Đây là một hành trình liên tục và đầy thách thức, nhưng cũng là con đường dẫn đến hạnh phúc và sự tự do nội tâm.

8 bước cơ bản để tự chữa lành bản thân

2. Phương thức thực hành “Micro-healing” – Tự chữa lành hàng ngày

2.1. Làm một điều mà bạn trong tương lai sẽ cảm ơn bạn của hiện tại.

2.2. Biết ơn một điều bạn có ngày hôm nay mà bạn trong quá khứ sẽ cảm thấy ấn tượng.

2.3. Nói lời cảm ơn đối với điều bạn mong muốn, như thể nó đã xảy ra.

2.4. Bắt đầu bằng công việc nhỏ trong ngày và để chúng tích tiểu thành đại

2.5. Thực hiện một thay đổi nhỏ mỗi ngày (uống một cốc nước, hít một hơi thật sâu, đi bộ…).

2.6. Để bản thân sống thật với cảm xúc.

2.7. Tìm một sự sao nhãng lành mạnh và bổ ích khi tâm trí bạn cần được làm mới.

2.8. Bỏ theo dõi những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.

2.9. Nhìn nhận sự khó chịu như dấu hiệu cho thấy bạn có thể tốt hơn những gì bản thân đang có.

2.10. Mở một cuốn sổ và viết ra những cảm xúc chân thật của mình..

2.11. Tưởng tượng thứ tiếp theo bạn muốn gây dựng và kiến tạo trong đời mình.

2.12. Hãy cho mình thứ gì đó để mong chờ (một chuyến đi, một cuộc hẹn…)

2.13. Nếu bạn cần thay đổi điều gì đó trong đời, hãy bắt đầu từ hôm nay.

2.14. Đừng vội tin mọi điều bạn nghĩ.

2.15. Đừng vội tin mọi điều bạn cảm nhận.

2.16. Nhớ lại những điều từng khiến bạn lo lắng nhưng hóa ra chẳng hề to tát.

2.17. Nhớ lại những lần bạn có những cảm xúc mạnh mẽ, choáng ngợp và để chúng trôi qua.

2.18. Viết những gì bạn thích và không thích, niềm tin, hy vọng và nỗi sợ của bạn để hiểu bản thân hơn.

2.19. Dành thời gian với những người thấu hiểu bạn.

2.20. Giúp đỡ người khác mà không cần họ báo đáp.

2.21. Dành ít thời gian dùng điện thoại hơn, từ chối tới những sự kiện khiến bạn cảm thấy kiệt sức vào cuối buổi để bảo toàn năng lượng.

2.22. Đọc thứ gì đó khiến bạn nhìn nhận thế giới theo cách khác.

Nhấp vào đây để tìm hiểu về Khoá học chữa lành mối quan hệ hiệu quả và gia tăng hạnh phúc.

Tự chữa lành bằng cách để bản thân sống thật với cảm xúc

2.23. Chú ý những gì đến với bạn một cách dễ dàng, vì đây là chìa khóa dẫn đến tương lai của bạn.

2.24. Chú ý những gì bạn có hứng thú, vì đây là chìa khóa dẫn đến lẽ sống của bạn.

2.25. Chú ý những gì gây khó khăn cho bạn nhất, vì đây là chìa khóa dẫn đến lý do bạn ở đây để chữa lành.

2.26. Tập bảo vệ bản thân một cách lành mạnh. Nhìn vào trong gương và tập đặt ra những ranh giới.

2.27. Nhận ra rằng bất cứ điều gì khiến bạn khó chịu nhất về người khác đều có thể tiết lộ sự thật vô thức về bản thân bạn. Hãy tận dụng điều này để chữa lành.

2.28. Thường xuyên làm những việc mang đến niềm vui cho bạn.

2.29. Làm điều gì đó đặc biệt cho những người bạn thực lòng quan tâm, dù chỉ là một tin nhắn nhắc họ rằng họ được yêu thương nhiều đến nhường nào.

2.30. Tạo ra “bảng tầm nhìn cho tương lai của bạn.

2.31. Quan sát thói quen hằng ngày của những người bạn ngưỡng mộ.

2.32. Quan sát thói quen hằng ngày của những người bạn không thích.

2.33. Khi cảm thấy bản thân đang phán xét ai đó, hãy nhớ rằng điều này chỉ càng thu hẹp khả năng tự chấp thuận bản thân của bạn.

2.34. Nói những điều bạn đang cảm thấy một cách rõ ràng và thành thật.

2.35. Xét hỏi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu: Mình có chắc chắn điều này là thật không? Là ai đã bảo mình rằng điều này là thật?

2.36. Sau đó hỏi bản thân mình: Suy nghĩ này có giúp mình sống theo hướng mà mình mong muốn không?

2.37. Cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Nếu tất cả những gì bạn có thể làm trong ngày hôm nay là thức dậy và tiếp tục thở, điều đó cũng chẳng sao cả.

2.38. Lập một danh sách các việc cần làm, rồi chia đôi và chia đôi tiếp lần nữa. Bạn sẽ còn lại một hoặc hai việc quan trọng nhất. Hãy tập trung vào chúng. Sau khi xong việc, tiếp tục làm các việc khác theo trình tự dựa trên mức độ quan trọng.

2.39. Lập một danh sách bao gồm tất cả những gì bạn có, bạn đã làm, và những điều bạn chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm được.

2.40. Hãy xem bạn đã vượt qua biết bao điều. Nhớ lại những việc xảy ra trong quá khứ mà bạn từng thề bạn sẽ không bao giờ vượt qua nổi, giờ đây bạn đã vượt qua được.

2.41. Hãy tìm thứ gì đó bạn thực sự hạnh phúc khi sở hữu.

2.42. Nếu cảm thấy việc vui vẻ nằm quá xa tầm với của bạn, chí ít hãy cố cảm thấy bình thường.

2.43. Ngủ khi bạn thấy mệt.

2.44. Ăn khi bạn thấy đói.

2.45. Dừng lại một giây trước khi phản ứng. Bạn được phép tức giận, nhưng đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc chất lượng cuộc sống của bạn trong nhiều năm tới.

2.46. Viết cho bản thân một mẩu giấy ghi chú, trong đó liệt kê chính xác những điều nên làm khi cảm thấy hoảng loạn, rối bời.

2.47. Hãy nhớ rằng tất cả mọi chuyện rồi sẽ qua đi và bạn chỉ ở đây trong một khoảng khắc. Hãy cố tận hưởng nhiều nhất có thể.

**********

Trên đây là những cách thức Tự chữa lành bản thân mà mình rất tâm đắc khi đọc Một cuốn sách chữa lành. Hy vọng bạn có thể tìm thấy những cách thức phù hợp và thực hành để sớm vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và giữ được sự bình an trong tâm trí.

Một số khóa học bạn có thể tham khảo để thực hành Tự chữa lành cho bản thân:

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Nghệ thuật yêu thương bản thân

Thay đổi nhận thức và hành động trở thành người phụ nữ hạnh phúc

Give a Comment