4 loại tiền con nên tích lũy trước khi 18 tuổi

4 loại tiền con nên tích lũy trước khi 18 tuổi

Không chỉ đơn thuần là tiết kiệm, việc hướng dẫn con tích lũy tiền từ sớm giúp trẻ hình thành tư duy tài chính thông minh, biết quản lý chi tiêu và có trách nhiệm với tiền bạc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 4 loại tiền con nên tích lũy trước khi 18 tuổi, cũng như cách cha mẹ có thể đồng hành giúp con xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.

4 loại chi phí không cần thiết bạn cần loại bỏ

Tích lũy trước khi 18 tuổi
Hãy dạy cho con tích lũy trước khi 18 tuổi

Những loại tiền nào con nên tích lũy trước khi 18 tuổi?

1. 4 loại tiền con nên tích lũy trước khi 18 tuổi

18 tuổi – dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một cậu bé hay cô bé trở thành một chàng trai hay cô gái độc lập. Nhưng bên cạnh kiến thức và kỹ năng sống, tài chính cũng là một yếu tố then chốt giúp con có một khởi đầu vững chắc. Vậy con nên tích lũy trước khi 18 tuổi những loại tiền nào để sẵn sàng cho tương lai?

2.1. Tiền mừng tuổi – Viên gạch đầu tiên của tài chính cá nhân

Tiền mừng tuổi (tiền lì xì) là loại tiền đầu tiên con nên tích lũy trước khi 18 tuổi.

Hằng năm, con thường nhận được một khoản tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ, họ hàng vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc các dịp đặc biệt. Nhiều trẻ có thói quen tiêu hết số tiền này mà không nghĩ đến việc tiết kiệm. Đây chính là cơ hội để cha mẹ dạy con về quản lý tài chính từ sớm.

👉 Cách hướng dẫn con:
✔️ Phân chia tiền mừng tuổi theo nguyên tắc 50-30-20: 50% tiết kiệm, 30% để chi tiêu, 20% dùng cho các hoạt động học tập hoặc đầu tư phát triển bản thân.
✔️ Mở tài khoản tiết kiệm cho con và giải thích cho con về khái niệm lãi suất kép.
✔️ Nếu con còn nhỏ, cha mẹ có thể giúp con giữ tiền, nhưng nên minh bạch và cùng con lên kế hoạch sử dụng số tiền đó.

2.2. Tiền thưởng, học bổng – Động lực để con nỗ lực hơn

Tiền thưởng và học bổng là khoản thứ hai mà con nên tích lũy trước khi 18 tuổi.

Tiền thưởng từ thành tích học tập, thi cử hoặc học bổng là một khoản tiền quý giá mà con có thể nhận được trong quá trình học tập. Đây không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của con mà còn giúp con học được cách sử dụng tiền một cách có ý nghĩa đặc biệt là tích lũy trước khi 18 tuổi.

👉 Cách hướng dẫn con:
✔️ Khuyến khích con tái đầu tư vào bản thân: Sử dụng một phần tiền này để mua sách, tham gia các khóa học phát triển kỹ năng hoặc đầu tư vào sở thích cá nhân.
✔️ Tiết kiệm dài hạn: Nếu con có ước mơ du học hoặc muốn mua một món đồ giá trị lớn trong tương lai, hãy hướng dẫn con tích lũy tiền thưởng theo từng năm.
✔️ Dạy con cách trích một phần tiền làm từ thiện để giúp con hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ và trách nhiệm xã hội.

Học bổng là một khoản tiền ý nghĩa để tích lũy

2.3. Tiền làm thêm – Bước đầu tự lập tài chính

Tiền là thêm là khoản thu nhập thứ ba mà con nên tích lũy trước khi 18 tuổi.

Khi bước vào tuổi 16-18, con cái (đặc biệt là con trai) có thể bắt đầu làm thêm để kiếm tiền, từ những công việc như trợ giảng, viết bài, bán hàng online đến thực tập tại các doanh nghiệp. Việc này không chỉ giúp con có thêm thu nhập để tích lũy trước khi 18 tuổi mà còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm và kỹ năng làm việc thực tế.

👉 Cách hướng dẫn con:
✔️ Giúp con tìm công việc phù hợp với độ tuổi, năng lực và định hướng phát triển trong tương lai.
✔️ Dạy con về cách quản lý thu nhập: Phân bổ hợp lý giữa tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu cá nhân.
✔️ Định hướng con tránh những công việc mang tính rủi ro cao hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học.

2.4. Tiền khác – Khoản tài chính linh hoạt để phát triển

Ngoài ba loại tiền chính kể trên, con cũng có thể có thêm các khoản tích lũy trước khi 18 tuổi từ nhiều nguồn khác nhau, như:

  • Tiền được tặng từ người thân vào các dịp sinh nhật, kỷ niệm.
  • Tiền bán lại những món đồ không còn sử dụng.
  • Tiền đầu tư nhỏ từ các khoản tiết kiệm (ví dụ: mua vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ dưới sự hướng dẫn của cha mẹ).

👉 Cách hướng dẫn con:
✔️ Hướng dẫn con về giá trị của tiền: Giúp con hiểu rằng mỗi khoản tiền có thể được sử dụng để tạo ra nhiều giá trị hơn, thay vì chỉ tiêu dùng ngay.
✔️ Giúp con lập kế hoạch tài chính cá nhân: Ghi chép thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng để theo dõi tài chính cá nhân.
✔️ Dạy con thử sức với các khoản đầu tư nhỏ để hiểu về rủi ro và lợi nhuận.

2 loại chi phí sinh hoạt cơ bản trong quản lý chi tiêu cá nhân

2. Tài khoản 100 triệu của con trai trước khi là sinh viên đại học.

Mình đã thực hiện giữ tiền cho con bắt đầu từ khoản tiền mừng tuổi có giá trị nhỏ, sau đó là bổ sung vào khoản tích lũy những khoản tiền có liên quan đến con (thuộc sở hữu của con). Dưới đây là 5 khoản khoản tiền mà mình đã giúp con trai tích lũy trước khi 18 tuổi:

Bảng tài sản tích lũy trước khi 18 tuổi của con

Tiền mừng tuổi: Sổ tiết kiệm mang tên con được mở vào tháng 1/2016 và bổ sung giá trị tiền gửi đều đặn hàng năm. Từ số tiền ban đầu chỉ là 5.000.000 đồng, đến tháng 1/2020, giá trị sổ tiết kiệm lên tới 27.000.000 đồng vào thời điểm tất toán.

Tiền thưởng và học bổng: Đây là các khoản tiền đến từ kết quả học tập của con, bao gồm:

+ Giá trị học bổng tính theo kỳ học với giá trị 600.000 đồng/tháng. Trong 3 năm học tại Trường THPT với 6 học kỳ thì con nhận 04 kỳ học bổng.

+ Tiền thưởng khi đạt chứng chỉ Ielts 7.5 với giá trị 8.000.000 đồng từ Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh BRVT (đây là quy định thưởng chung cho tất cả các học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo từng cấp độ của Tỉnh).

+ Tiền thưởng khác cho thành tích học tập của con.

Tiền được cho: Là khoản tiền bố gửi cho để con chi tiêu cá nhân nhưng mình động viên con chi tiêu một phần nhỏ và giữ lại để dành. Ngoài ra còn có các khoản tiền từ ông bà, cậu mợ, người thân… cho con mỗi dịp đặc biệt như sinh nhật, chuẩn bị năm học mới…

Tiền từ nguồn khác: Khoản tiền khi thanh lý các tài sản mang tính chất là “của con” như xe máy điện, đàn piano… Khi các vật dụng này không còn phù hợp để sử dụng thì mình giúp con bán và giữ lại khoản tiền này để tăng giá trị tích lũy của con.

Với suy nghĩ dạy cho con biết tiết kiệm để tích lũy trước khi 18 tuổi, mình và con đã đặt ra mục tiêu để cho con có được giá trị tài sản ròng là 100.000.000 đồng trước khi trở thành sinh viên đại học. Và thật may mắn là mục tiêu đã đạt được.

Mình có một lưu ý rất quan trọng là: Để có thể thực hiện được việc tích lũy trước khi 18 tuổi, ngoài việc định hướng và hỗ trợ từ bố mẹ, yếu tố quan trọng hàng đầu đó chính là thái độ của con đối với lao động và tiền bạc:

Mình có 2 cậu con trai, chúng hơn kém nhau gần 2 tuổi. Mình luôn định hướng cho các con bằng cách chỉ cho con sự khác biệt giữa giá trị của lao động chân tay và lao động trí óc để con tự lựa chọn công việc nào vừa phù hợp lại vừa không quá vất vả.

Con trai lớn của mình có ý thức lao động kiếm tiền và thật may mắn bằng sự nỗ lực cá nhân con đã có một công việc nhỏ đều đặn trong suốt 03 học kỳ cuối cấp. Bên cạnh đó, con có xu hướng tiết kiệm nên việc định hướng cho con tập trung vào cất giữ tiền bạc không quá khó khăn.

Tuy nhiên, cậu bé kia của mình lại có thái độ khác đối với tiền bạc: con ưa thích việc tiêu xài mỗi khi có tiền nên mục tiêu hướng dẫn con tích lũy trước khi 18 tuổi của mình không áp dụng thành công đối với con trai nhỏ. 

——————

Như vậy, việc tích lũy trước khi 18 tuổi từ sớm không chỉ giúp con có một khoản tài chính dự phòng mà còn rèn luyện tư duy quản lý tiền bạc thông minh. Nếu biết cách tiết kiệm và đầu tư từ nhỏ, con bạn sẽ có một nền tảng tài chính tốt khi bước vào tuổi trưởng thành.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình. Bài viết chỉ nhìn từ góc độ cá nhân của một người mẹ đơn thân nên nếu có gì đó cần trao đổi, bạn vui lòng để lại bình luận giúp mình nhé! Chúc bạn mọi sự tốt lành!

Give a Comment