10 nội dung về Tài chính cá nhân sau khóa học Quản lý gia sản

10 nội dung về Tài chính cá nhân sau khóa học Quản lý gia sản

Tài chính cá nhân không chỉ đơn giản là việc kiểm soát ngân sách hàng ngày. Nó còn bao gồm việc đầu tư, tiết kiệm, xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và bảo vệ tài sản. Quản lý tài chính cá nhân đòi hỏi kiến thức và kỹ năng, như biết cách đặt ưu tiên cho các mục tiêu tài chính, tạo dự trù cho khẩn cấp, và theo dõi các khoản thu chi hàng tháng.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng suốt và kỷ luật để đảm bảo rằng chúng ta có đủ tiền để sống thoải mái và đáp ứng các mục tiêu tài chính của mình. Nếu như bạn chưa biết phải Quản lý Tài chính cá nhân như thế nào thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Tài chính cá nhân | NgânHQ
Tài chính cá nhân và quản lý gia sản là vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình

Tài chính cá nhân và Quản lý gia sản

1. Các giai đoạn cuộc đời

Cuộc đời tài chính của mỗi người được chia làm 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Chính vì vậy mà ở mỗi giai đoạn khác nhau thì các sứ mệnh tạo dựng nền tảng tài chính cũng khác nhau.

5 giai đoạn của cuộc đời bao gồm: Khởi đầu – Xây tổ ấm – Giai đoạn vàng – Tích lũy – Nghỉ ngơi.

Bạn cần phải căn cứ vào từng giai đoạn cuộc đời để có thể Lập Kế hoạch Tài chính cá nhân phù hợp và thực hiện các mục tiêu tài chính cho bản thân.

2. Các khái niệm Tài chính cá nhân cơ bản

Một số khái niệm Tài chính cá nhân được làm rõ giúp bạn có cơ sở đánh giá tình trạng tài chính hiện tại của mình cũng như triển vọng đầu tư:

+ Tài sản và Tiêu sản

+ Bảng cân đối tài sản

+ Giá trị tài sản ròng

+ Lãi kép

+ Giá trị thời gian của tiền…

3. Các cấp độ Tài chính cá nhân

Có 8 cấp độ Tài chính cá nhân được đề cập trong chương trình, bao gồm:

+ Phụ thuộc Tài chính.

+ Có khả năng thanh toán

+ Ổn định Tài chính

+ Không nợ

+ An toàn Tài chính

+ Độc lập Tài chính

+ Tự do Tài chính

+ Hạnh phúc Tài chính

4. Ba Trụ cột tài sản

Mỗi một cá nhân đều nên xây dựng cho mình 3 trụ cột tài sản, đó là:

+ Trụ cột Công việc

+ Trụ cột Tiết kiệm

+ Trụ cột Đầu tư

5. Tháp tài sản

Tháp tài sản đầu tư của một cá nhân bao gồm hai Lớp tài sản quan trọng:

+ Lớp Tài sản đầu tư vô hình

+ Lớp Tài sản đầu tư hữu hình

Trong mỗi Lớp tài sản kể trên lại chia thành các Lớp tài sản nhỏ với các mức độ rủi ro khác nhau. Nhà đầu tư cần phải xác định rõ tỷ trọng đầu tư ở các lớp tài sản để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

6. Nhận thức độc lập của nhà đầu tư

6.1. Rủi ro

Có hai dạng Rủi ro trong đầu tư mà nhà đầu tư nhất định phải quan tâm, đó là:

+ Các rủi ro mang tính hệ thống ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường.

+ Các rủi ro mang tính cụ thể ảnh hưởng tới từng khoản đầu tư riêng biệt.

6.2. Khẩu vị rủi ro

Cần xác định Khẩu vị rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư

Mỗi nhà đầu tư cần phải xác định được Khẩu vị rủi ro của cá nhân để lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.

Có một số Khẩu vị rủi ro như sau:

+ Khẩu vị rủi ro Rất an toàn

+ Khẩu vị rủi ro Thận trọng

+ Khẩu vị rủi ro Vừa phải

+ Khẩu vị rủi ro Cân bằng

+ Khẩu vị rủi ro Tăng trưởng

+ Khẩu vị rủi ro Tăng trưởng mạnh

7. Đánh giá tình trạng tài chính

Bằng cách sử dụng các công cụ tính toán hỗ trợ như Bảng cân đối tài sản cá nhân và Bảng chi tiêu cá nhân, bạn sẽ xác định được các chỉ tiêu tài chính quan trọng cũng như hiểu được tình trạng tài chính thực tế của mình thông qua khoảng cách giữa các nguồn thu nhập mà bạn có được với các khoản chi phí sinh hoạt mà bạn phải trang trải cho cuộc sống.

8. Xác định mục tiêu tài chính

Thông qua việc tìm hiểu các cấp độ Tài chính cá nhân, bạn sẽ xác định được mình hiện đang ở cấp độ tài chính nào và cấp độ tài chính mục tiêu mà bạn muốn đạt được sau khoảng thời gian 1 năm, 3 năm, 5 năm…

9. Lập kế hoạch tài chính

Trên cơ sở xác định các mục tiêu tài chính chi tiết và cụ thể cho từng giai đoạn, bạn sẽ biết cách thực hiện phân bổ các lớp tài sản đầu tư theo Tháp tài sản căn cứ vào Khẩu vị rủi ro của cá nhân.

10. Kiểm soát kế hoạch tài chính

Bạn sẽ biết cách bám sát việc thực hiện Kế hoạch tài chính cá nhân đã xây dựng để sớm có những đánh giá về kết quả đạt được, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Kế hoạch tài chính cá nhân mà bạn đã xây dựng.

Tài chính cá nhân
Quản lý Tài chính cá nhân giúp tạo dựng gia sản bền vững

Nội dung bài viết được đúc kết sau khi Ngân tham dự khóa học Lập Kế hoạch Tài chính cá nhân và Quản lý gia sản đầu tư Wealth Intelligence (WI) của AFA group – chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn chiến lược, tài chính doanh nghiệp, mua bán sáp nhập (M&A), đào tạo phát triển nhân sự và quản trị với nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp.

Nếu bạn quan tâm tới nội dung khóa học để bổ sung thêm những kiến thức về Quản lý Tài chính cá nhân và thực hiện Quản lý tiền hiệu quả, vui lòng Liên hệ để nhận được quà tặng là buổi chia sẻ kiến thức Tài chính cá nhân miễn phí từ chủ nhân Blog là mình nhé.

Hoặc bạn ĐẾN NGAY ĐÂY để được Ngân hỗ trợ Lập Kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và đầy đủ.

Give a Comment