3 TRỤ CỘT TÀI SẢN trong Tài chính cá nhân (Phần 2)

3 TRỤ CỘT TÀI SẢN trong Tài chính cá nhân (Phần 2)

3 TRỤ CỘT TÀI SẢN 

Xây dựng 3 Trụ cột tài sản bền vững là chiến lược mà chúng ta cần thực hiện để sớm đạt được các mục tiêu tài chính cụ thể.

Nếu như ở phần trước chúng ta đã đề cập đến Công việc – Trụ cột tài sản đầu tiên thì ở bài viết này bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về Tiết kiệm – Trụ cột tài sản thứ hai.

3 Trụ cột tài sản | NgânHQ
Tiết kiệm – Trụ côt tài sản giúp bạn giữ lại tiền cho mình trước

3 Trụ cột tài sản là gì?

1. Công việc

2. Tiết kiệm

3. Đầu tư

TIẾT KIỆM – Trụ cột tài sản thứ hai

1. Tiết kiệm là gì?

“Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ. Trong kinh tế nói rộng hơn, tiết kiệm đề cập đến bất kỳ thu nhập nào không được dùng để tiêu ngay”. (Trích nguồn: Wikipedia).

Bạn có tiết kiệm không? Và có thực hành tiết kiệm đều đặn không?

Nói đến tiết kiệm thì dường như ai cũng biết, nhưng thực hành tiết kiệm như thế nào mới là điều quan trọng. Có rất nhiều người kiếm ra thu nhập hàng tháng rất lớn, nhưng khi nhìn lại thì chẳng có một khoản tiết kiệm nào.

Vậy chúng ta có thể xây dựng Trụ cột tài sản thứ 2 – Tiết kiệm như thế nào?

2. Thực hành tiết kiệm

Tiết kiệm được xem như 1 trong 3 Trụ cột tài sản. “Nếu bạn không thể kiềm chế được chính mình thì đừng cố làm giàu. Thật chẳng có ý nghĩa gì khi đầu tư, kiếm tiền rồi lại quăng nó qua cửa sổ” – Robert Kiyosaki đã viết trong sách của mình như vậy.

Dù hiểu rõ vai trò của tiết kiệm nhưng không phải ai cũng có khoản này trong ngân sách gia đình. Bản thân người viết bài này cũng mới thực hành tiết kiệm một cách nghiêm túc khoảng 1 năm trở lại đây.

Trước đây, khi có thu nhập, mọi người thường để dành số tiền còn lại để tiết kiệm sau khi tiến hành chi tiêu tất cả các khoản chi phí cuộc sống. Tuy nhiên số tiền còn lại ấy thường là ít ỏi, thậm chí còn không có khi mà có những người chưa hết tháng đã hết tiền.

Như vậy thông thường phần lớn mọi người thường không chú ý xây dựng Trụ cột tài sản – Tiết kiệm vô cùng quan trọng này.

Khi thay đổi thói quen với tiền bạc, nghĩa là khi có thu nhập, việc quan trọng hàng đầu là bạn phải dành ra một khoản nhất định nào đó, dù lớn dù nhỏ, để trích vào phần quỹ chỉ sử dụng lúc cấp bách thì Tiết kiệm mới khẳng định được vai trò Trụ cột tài sản phòng vệ của mình trong quản lý Tài chính cá nhân.

Tham khảo cách thức Tiết kiệm tiền từ thay đổi thói quen chi tiêu.

Tóm lại là bạn phải luôn nhớ: Tiết kiệm chính là Giữ lại tiền trước khi tiêu tiền.

Nếu như bạn đã từng đọc bộ sách Dạy con về tài chính của tác giả Robert T.Kiyosaki thì bạn biết đây chính là nguyên tắc TRẢ CHO MÌNH TRƯỚC được đề cập trong tác phẩm Cha giàu – Cha nghèo của ông.

Tiết kiệm là áp dụng nguyên tắc Trả cho mình trước

Điều đó có nghĩa là, thay vì dành dụm sau khi chi tiêu thì bạn thực hiện ngược lại, chỉ chi tiêu trong khuôn khổ sau khi đã dành dụm.

Thực hiện được điều này, bạn sẽ khống chế được việc chi tiêu của bản thân và gia đình trong khuôn khổ ngân sách hiện có; nhất định bạn phải hạn chế các khoản phát sinh, khoản nào không cần thiết thì cắt bỏ hoặc chưa cần thiết thì để dành chi tiêu vào dịp khác. Từ đây, Trụ cột tài sản thứ hai của bạn dần được hình thành.

Quay trở lại với câu danh ngôn về Hạnh phúc của Benjamin Franklin đã đề cập ở bài viết trước: “Có hai cách để hạnh phúc: Hoặc giảm mong muốn, hoặc tăng sự giàu có – thế nào cũng được – kết quả đều giống nhau, và mỗi người phải tự lựa chọn và đi theo cách mình thấy dễ dàng hơn”.

Khi bạn để dành tiết kiệm, chính là bạn đang thực hiện giảm bớt mong muốn của bản thân và gia đình. Nhưng cụ thể là giảm như thế nào, các mong muốn cá nhân nào có thể cắt bỏ được để không làm giảm chất lượng cuộc sống thì bạn cần hiểu thêm một cách rõ ràng về các loại chi phí sinh hoạt.

Click vào đây để biết thêm chi tiết về 2 loại chi phí sinh hoạt.

Cắt giảm mong muốn là cách thức hoàn toàn được khuyến khích trong trường hợp bạn không thể hoặc khó có cơ hội để gia tăng thêm thu nhập – hay chính là bạn gặp khó khăn ở Trụ cột tài sản đầu tiên.

Còn nếu như bạn có khả năng tăng sự giàu có bằng cách đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua nhiều công việc khác nhau thì việc tiết kiệm không còn mang ý nghĩa “giảm sự mong muốn” nữa mà nó trở thành một thói quen quản lý Tài chính cá nhân của bạn.

Đa dạng hoá nguồn thu nhập từ công việc kinh doanh bán thời gian qua các khóa học về sản phẩm sau:

18 công thức sữa chua ngon mịn

Detox tổng hợp – Đẹp da – giảm cân – thanh lọc cơ thể

Hướng dẫn làm các món ăn vặt hot nhất thị trường

3. Vai trò của Tiết kiệm

Khoản tiền tiết kiệm có vai trò hết sức quan trọng tạo nên Trụ cột tài sản thứ hai trong cuộc sống thường ngày của bạn:

+ Trước hết, tiền tiết kiệm giúp bạn có thể xoay xở trong trường hợp bản thân hay gia đình gặp phải những khó khăn bất ngờ mà cần dùng đến tiền bạc. Cuộc sống đầy những sự bất thường, và chúng ta không phải lúc nào cũng chủ động được về mọi việc đặc biệt là tài chính.

+ Tiền tiết kiệm giúp bạn thực hiện các kế hoạch trong cuộc sống: ngắn hạn là đi du lịch, mua xe ô tô, tham gia một khóa học mới… và dài hạn là kết hôn, mua nhà, cho con đi du học, đầu tư gia tăng tài sản…

+ Tiền tiết kiệm giúp bạn có cơ hội chia sẻ giúp đỡ người thân, bạn bè… khi họ gặp khó khăn và cần ở bạn một sự hỗ trợ; cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà hảo tâm khi có điều kiện hỗ trợ cho một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà bạn mong muốn.

Tiết kiệm là để chuẩn bị cho tương lai

Thực tế cho thấy, phần lớn mọi người đều đạt tới ngưỡng Tài chính cơ bản khi họ tự tin có một khoản tiết kiệm đều đặn hằng tháng. Và bạn chỉ có thể làm cho tài sản của mình lớn mạnh thêm bằng cách chi tiêu trong phạm vi ngân sách bạn có từ các nguồn thu nhập sau khi đã trừ đi khoản tiết kiệm mà bạn dự định.

4. Tiết kiệm như thế nào?

Có nhiều cách để thực hành tiết kiệm, chẳng hạn như:

+ Trích một phần thu nhập cố định hàng tháng, có thể trích theo tỷ lệ % hoặc trích một số tiền cụ thể miễn sao không quá ảnh hưởng tới việc chi tiêu sinh hoạt. Cũng không nên vì tiết kiệm quá mà làm giảm chất lượng cuộc sống hiện tại trừ khi bạn đang cố gắng thực hiện một mục tiêu quan trọng trong ngắn hạn.

+ Trích phần lớn hoặc toàn bộ khoản thu nhập bất thường phát sinh nằm ngoài các khoản thu nhập thường xuyên mà bạn nhận được. Chẳng hạn khoản tiền thưởng ngày thành lập công ty hay tiền tặng chị em nhân ngày quốc tế Phụ nữ. Những khoản này bình thường không có đều không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nhấp vào đây để biết thêm về Các cách tiết kiệm tiền hiệu quả.

Có câu: Bạn làm ra bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc bạn giữ được bao nhiêu tiền. Nên bạn hãy luôn nhớ:

  • KIẾM KHÔNG BẰNG GIỮ.
  • TRẢ CHO MÌNH TRƯỚC.
  • PHÂN BỔ TIẾT KIỆM HỢP LÝ.

Như vâỵ tiết kiệm chính là công cụ giúp bạn giữ lại một phần thu nhập của mình, vừa phòng vệ rủi ro lại có có một khoản ngân sách làm tiền đề cho việc tích lũy và gia tăng tài sản sau này. Làm được điều đó là bạn đã xây dựng thành công Trụ cột tài sản thứ hai vô cùng quan trọng.

Nếu bạn muốn biết cách thêm cách thức để làm cho khoản tiết kiệm của bạn ngày một lớn hơn vui lòng Bấm vào đây để tìm hiểu nội dung cuối cùng của 3 Trụ cột tài sản bạn nhé.

Give a Comment